Chày – cối là hai chi tiết chủ yếu của khuôn, có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tuổi thọ, sản phẩm. Quá trình gia công chày – cối rất phức tạp và tốn kém thời gian, thời gian gia công chày – cối chiếm phần lớn thời gian chế tạo bộ khuôn.
Tùy vào loại khuôn và vật liệu phôi (chiều dày, độ cứng…) để lựa chọn vật liệu làm chày cối sao cho phù hợp.
Ví dụ như: Nếu phôi là lá thép cứng như tôn silic hay có độ dày lớn thì phải yêu cầu độ cứng HRC lên đến 60, còn đối với lá thép mỏng thì yêu cầu độ cứng HRC ở khoảng 56. (Lưu ý là không để HRC quá 62 vì chày cối sẽ dễ bị sứt mẻ trong quá trình làm việc)
Do trong quá trình làm việc, chày cối phải chịu lực ma sát lớn. Do đó, cần lựa chọn vật liệu có tính chống mài mòn, đảm bảo chày cối chịu được hàng ngàn, hàng vạn lần dập.
Nếu chày cối có tính chống mài mòn kém thì khe hở giữa chày và cối sẽ bị thay đổi, làm sai lệch tính toán ban đầu, không đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Độ bền và độ dai quyết định đến tuổi thọ của chày cối dập nguội khi nó phải làm việc trong môi trường chịu nhiều áp lực và lực va đập. Đối với khuôn dập lớn, cần chú ý thêm yêu cầu về độ thấm tôi và ít thay đổi thể tích khi tôi.
thành phẩm chày cối cắt nhôm tấm
Do cắt nhựa dẻo hoặc kim loại tấm nên khe hở gia công của chày cối khá nhỏ khoảng 0.005, do vậy khi gia công chúng tôi cần gia công chính xác chày và cối để khe hở đảm bảo nhỏ nhất. Chày cối sau khi gia công phay xong sẽ được chuyển đi nhiệt luyện và mài tròn. Sau đó toàn bộ chày cối sẽ được chuyển đi mài phẳng để mép sắc không bị cùn. Các chi tiết khác đều được mài phẳng để quá trình lắp đặt đảm bảo được độ song song và vuông góc của chày cối khuôn mẫu, sau đó các chi tiêt trên có thể được mang đi mạ crom để đảm bảo không bị han rỉ sau một thời gian sử dụng.